Một số kiến thức nghiệp vụ bảo vệ
![]() |
|
10 Nguyên tắc của Lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp
1. Luôn cảnh giác cao độ.
2. Trung thực, thật thà, dũng cảm
3. Tôn trọng mọi người một cách tuyệt đối.
4. Chấp hành nghiêm Nội quy, Quy định của đơn vị chủ quản.
5. Chấp hành nghiêm nội quy lao động của Công ty dịch vụ bảo vệ …..
6. Ứng xử văn minh, lịch sự (luôn có câu ứng xử “cám ơn” hoặc “không có chi” “ xin lỗi”)
7. Luôn phòng vệ chính đáng.
8. Không được ngủ; và không được rời bỏ vị trí;
9. Không có mùi rượu bia trong lúc làm việc.
10. Tư thế tác phong trang nghiêm, nghiêm túc.
Kiến thức Nghiệp vụ Bảo vệ: Chức năng, Quyền hạn của Trưởng Phòng Nghiệp vụ Bảo vệ
Nhiệm vụ
Quyền hạn:
Nhiệm vụ, Quyền hạn của Phó trưởng phòng nghiệp vụ bảo vệ
Nhiệm vụ
Quyền hạn:
Các Phó phòng kỹ thuật nghiệp vụ bảo vệ có quyền như Trưởng phòng nhưng chỉ khi Trưởng phòng vắng mặt và phải được sự ủy quyền của Trưởng phòng bằng văn bản.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội trưởng bảo vệ
Nhiệm vụ:
Quyền hạn:
Nghiệp vụ bảo vệ: Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội giám sát, cơ động
Đội cơ động là lực lượng phản ứng nhanh, được đào tạo nghiệp vụ cơ bản, có ý thức kỷ luật cao, có bản lĩnh chính trị, có tư tưởng vững vàng, tinh thông về nghiệp vụ, nắm chắc điều lệnh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ban Giám đốc. Do đó đội Cơ Động có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ:
Quyền hạn:
Nghiệp vụ bảo vệ: Nhiệm vụ và Quyền hạn của Chỉ huy khu vực
Nhiệm vụ:
Quyền hạn:
Nghiệp vụ bảo vệ: Nhiệm vụ và quyền hạn của Chỉ huy Phó khu vực
Nhiệm vụ:
Quyền hạn:
Chỉ huy Phó thực hiện các quyền của Chỉ huy Trưởng khi Chỉ huy Trưởng vắng mặt và phải được Chỉ huy Trưởng ủy quyền bằng văn bản.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Nhân viên bảo vệ
Nhiệm vụ
Quyền hạn:
Kiến thức nghiệp vụ bảo vệ: Quy trình đón tiếp khách
Bảo vệ là người đầu tiên chào đón các vị khách đến Mục tiêu. Đã là khách thì chúng ta phải qúy trọng, bảo vệ phải thật lịch sự lễ phép đối với khách. Phải thực hiện đúng đủ các quy trình đón tiếp khách cơ bản như sau:
Khi khách vào:
1. Đứng nghiêm chào.
2. Lịch sự hỏi khách xin lỗi “Cô, Bác, Chú, Anh, Chị…vui long cho biết cần gặp ai? Cô, Bác, Chú, Anh, Chị…có hẹn trước hay không?”
3. Mời ngồi hoặc “xin lỗi ,đợi trong giây lát”.
4. Hỏi các thông tin cần thiết để ghi vào sổ khách, ghi giờ khách vào. (Nếu Mục tiêu yêu cầu thì xin khách gởi lại giấy tờ tùy thân)
5. Điện báo cho bộ phận Tiếp tân hoặc người cần gặp trong mục tiêu để xin ý kiến của họ là có đồng ý cho khách vào hay không?
6. Cấp Thẻ Khách cho khách.
7. Hướng dẫn các quy định cần thiết tại “M” cho khách biết.
8. Mở cổng cho xe của khách vào,cấp phát thẻ xe,hương dẫn nơi đậu xe .
Lưu Ý: Khi phát hiện có khách đến Mục tiêu, phải chủ động đứng ra chào hỏi khách. Không để khách đi vào đến nơi mới đứng dậy. Trường hợp khách ngồi trong ôtô để trợ lý hoặc tài xế vào liên hệ thì sau khi làm thủ tục xong, mở cổng cho xe đi vào và khi xe đi ngang qua cổng bảo vệ phải chào điều lệnh.
Khi khách ra:
1. Thu lại Thẻ Khách.
2. Ghi giờ khách ra vào trong sổ.
3. Kiểm tra vật dụng khách mang ra (tùy mục tiêu, có nhiều mục tiêu không được áp dụng việc này).
4. Đứng nghiêm chào điều lệnh khi khách ra.
Nghiêp vụ Bảo vệ: Những điểm lưu ý khi bàn giao Ca trực
Bàn giao ca trực của bảo vệ là công việc hết sức quan trọng, thông qua việc bàn giao ca trực nhân viên bảo vệ ca sau có thể nắm được chi tiết tình hình, diễn tiến của công tác bảo vệ tại mục tiêu, từ đó đưa ra các phương án nhằm đảm bảo tốt tình hình an ninh trật tự. Do vậy khi bàn giao ca, cần chú ý:
Các tài liệu, tài sản, công cụ hỗ trợ của vị trí (bàn giao rõ về số lượng và tình trạng sử dụng).
Bạn phải vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc rồi bàn giao cho ca sau, ghi rõ sổ giao ca là vệ sinh nơi làm việc đã sạch sẽ.
Bạn phải trình bày thứ tự đầy đủ, sau đó yêu cầu ca sau kiểm tra và ký nhận rồi bạn mới được ra về.
Khi nhân viên ca trước ra khỏi Mục tiu nhân viên ca sau phải tiến hành khám xét giống như việc khám xét Công nhân vậy. Điều đó đảm bảo nguyên tắc bảo vệ và đảm bảo tính khách quan.
Bạn nên chủ động yêu cầu ca sau khám xét mình một cách kỹ càng, nếu bạn không làm điều đó thì bạn tự đưa mình vào đối tượng không trung thực, và sẽ bị nghi ngờ.
Khi nhân viên bảo vệ ca trước ra về, ca sau bắt buộc phải kiểm tra người nhân viên ca trước.
Bảo vệ ca trước cần chủ động yêu cầu ca sau kiểm tra bạn để bạn ra về, điều đó chứng minh sự trong sáng của bạn và chứng minh cho mọi người biết rằng kiểm tra là quy định bắt buộc m ai cũng phải chấp hành.
Mục đích, yêu cầu: Công tác tuần tra canh gách trong tác nghiệp bảo vệ
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1 Mục đích cơ bản của công tác tuần tra, canh gác: là đảm bảo an ninh trật tự an toàn cho Mục tiêu trong mọi tình huống và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của Cán bộ công nhân viên trong công tác cũng như sinh hoạt.
2 Nghiên cứu, nắm vững mọi tình hình trong Mục tiêu có liên quan đến công tác bảo vệ:
- Quản lý và nắm các diễn biến của các đối tượng cần chú ý; việc chấp hành nội quy bảo vệ Cơ quan, bảo vệ tài sản, bảo vệ bí mật
- Nắm rõ tình hình an ninh trật tự và những hoạt động của Mục tiêu
- Điều tra cơ bản nắm địa hình địa vật, những khu vực trọng yếu, những nơi sơ hở có khả năng kẻ gian đột nhập, những hiện tượng không bình thường. Những nơi trọng điểm cần tăng cường tuần tra, canh gác, phát hiện ngăn chặn bọn lưu manh, trộm cắp xâm nhập Mục tiêu.
3 Phải nắm và từng bước nhớ mặt Cán bộ, công nhân viên của Mục tiêu.
- Phải biết tên, biết mặt những người có trách nhiệm, những người thường xuyên ra vào làm việc, giao dịch với Mục tiêu.
- Nắm đặc điểm các loại phương tiện của công cũng như của tư ở Mục tiêu
4 Nắm vững các loại giấy tờ, căn cước lưu hành đi lại trong quan hệ công tác cũng như các giấy tờ, biểu mẫu của Mục tiêu ban hành.
5 Nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, pháp luật, nội quy, chế độ của Mục tiêu có liên quan đến công tác bảo vệ.
Nhiệm vụ của Người bảo vệ, canh gác
Nhiệm vụ của người gác Bảo vệ
Nghiệp vụ bảo vệ: Phương pháp xử lý tình huống gặp sự cố tai nạn lao động tại mục tiêu bảo vệ
Trong công tác bảo vệ tại các mục tiêu, đặc biệt là tại các mục tiêu là công trường xây dựng, bến cảng, nhà ga, nhà máy… lực lượng bảo vệ thường xuyên bắt gặp các tình huống bất ngờ không mong muốn như các tai nạn lao động, nêu đòi hỏi người bảo vệ phải có nghiệp vụ vững vàng, bình tĩnh, nhanh chóng để sử lý các tình huống nêu trên
Trong trường hợp có người bị thương do tai nạn lao động thì lập tức nhân viên bảo vệ dùng các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu, và sau đó báo cáo ngay cho Ban giám đốc nhà máy. Nếu trường hợp bị thương nặng phải gọi ngay cho trung tâm cấp cứu.
- Bảo vệ giữ trật tự xung quanh khu vực có người bị thương, không cho những người hiếu kỳ và đám đông gây cản trở cho việc cấp cứu người bị thương.
- Lập biên bản hiện trường, và tìm nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động báo cáo ngay lên Ban giám đốc nhà máy để có biện pháp khắc phục
Đối với các trường hợp bị thương nặng, Bảo vệ cần gọi điện thoại đến bệnh viện gần nhất nhờ sự giúp đỡ. Yêu cầu cung cấp rõ thông tin cho phía bệnh viện:
+ Tên và địa chỉ, số điện thoại của nhà máy
+ Đường đến gần nhất.
+ Tên của người cần cấp cứu.
+ Tính chất, mức độ của sự việc và tình trạng của bệnh nhân.
Lưu ý: không được cúp máy khi chưa có sư phản hồi của bệnh viện.
- Sơ cấp cứu bệnh nhân.
- Cử người mở đường để phụ giúp đưa bệnh nhân ra xe cấp cứu được nhanh chóng.
- Báo cho ban quản lý nhà máy và cong ty bao ve được biết.
Chú ý: Nhân viên bảo vệ khi sơ cứu thương cho bệnh nhân thì không được di chuyển bệnh nhân trừ khi thấy vết thương càng trầm trọng, không nên cho uống thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Nội dung cơ bản Công tác Bảo vệ hiện trường
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ HIỆN TRƯỜNG.
1- Quan sát, xác định phạm vi hiện trường cần được bảo vệ:
Phạm vi hiện trường cần được bảo vệ bao gồm: những nơi có thể để lại dấu vết, vật chứng do thủ phạm để lại. Đặc biệt lưu ý đường vào ra của thủ phạm. Phạm vi bảo vệ phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể về vị trí, tính chất, quy mô của vụ việc.
2- Giữ nguyên trạng hiện trường:
- Không được vào hiện trường trừ khi phải tiến hành các biện pháp khẩn cấp (cấp cứu, chữa cháy, di chuyển,…)
- Không được mang theo đồ dùng cá nhân hoặc bất cứ vật gì vào hiện trường.
- Không được mang bất cứ vật gì ra khỏi hiện trường, trừ việc cứu người hoặc tài sản nhưng phải có biên bản ghi đầy đủ.
- Không thay đổi, sờ hoặc nắm vào các đồ vật trong hiện trường.
- Không ăn uống, hút thuốc trong khu vực hiện trường.
- Khi phải vào hiện trường cần lưu ý: hạn chế số lượng người và vật, phải thật sự cần thiết mới vào. Chỉ bước vào những nơi ít để lại dấu vết và phải đánh dấu những lối đã đi qua.
- Không được sử dụng vòi nước, nhà vệ sinh.
- Không làm vệ sinh như: thu dọn, lau chùi, quét rửa khu vực hiện trường.
- Phải rào chắn đối với hiện trường rộng lớn, phức tạp. Đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ người ra vào.
- Phối hợp với các lực lượng khác để giải quyết việc ùn tắc xe, giải tán đám đông.
- Không bỏ nhiệm vụ đi nơi khác, làm việc khác trong khi bảo vệ hiện trường.
- Giữ gìn trật tự, đảm bảo yên tĩnh cho lực lượng điều tra làm việc.
3- Bảo vệ dấu vết, vật chứng:
- Bảo vệ dấu vết, vật chứng là nhiệm vụ trọng tâm của bảo vệ hiện trường. Mọi biện pháp được tiến hành trong toàn bộ quá trình bảo vệ hiện trường đều nhằm mục đích bảo vệ các dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường, trách mọi tác động hoặc nguy cơ bị phá huỷ.
- Ngoài những biện pháp bảo vệ nguyên vẹn hiện trường như đã nêu trên, cần phải thực hiện một số động tác để bảo vệ dấu vết có nguy cơ bị phá huỷ. Ví dụ: dùng tấm nilông, phên tre, mũ nón,… để rào chắn, che đậy dấu vết.
w Lưu ý: tuyệt đối không để vật che đậy tiếp xúc với dấu vết.
- Nếu có thể được thì di chuyển dấu vết tới nơi an toàn (trường hợp cháy nổ,…) nhưng phải đánh dấu vị trí trạng thái của nó. Trường hợp này hết sức hạn chế ( việc thu lượm dấu vết là nhiệm vụ của Công an, còn lực lượng bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ dấu vết giúp cho việc truy xét của Công an ).
- Đối với hiện trường bị xáo trộn ( cấp cứu, cháy,…) vẫn phải bảo vệ hiện trường.
- Phải bảo vệ dấu vết nguồn hơi để sử dụng chó đánh hơi nghiệp vụ.
- Trong trường hợp phạm pháp quả tang thủ phạm đã bị bắt vẫn phải bảo vệ hiện trường để Công an tiến hành khám nghiệm thu thêm dấu vết phục vụ cho việc xác lập chứng cứ.
4- Ghi nhận những tin tức có liên quan đến vụ việc:
Lực lượng bảo vệ hiện trường là những người có điều kiện quan sát và nắm vững được những tin tức quan trọng của sự việc, vì họ là những người đầu tiên có mặt tại hiện trường.
Những thông tin cần ghi lại để cung cấp cho Công an là:
- Tên, địa chỉ nạn nhân, những ai đưa nạn nhân đi cấp cứu, nơi cấp cứu ở đâu,…
- Tên, địa chỉ của tất cả những người có mặt tại hiện trường trước, trong và sau khi xảy ra sự việc.
- Phải nắm được tình trạng hiện trường trước khi tiến hành các biện pháp khẩn cấp và những thay đổi sau đó.
- Điều kiện thời tiết ( mưa, nắng, gió, nhiệt độ,…) trước, trong và sau khi xảy ra sự việc.
- Thu thập những hiện tượng đáng chú ý có liên quan đến vụ việc, nếu có phải xác định ngay tên tuổi, địa chỉ những người có biểu hiện nghi vấn.
w Trường hợp khám nghiệm hiện trường trong nhiều ngày thì việc bảo vệ hiện trường phải liên tục không được đứt quãng. Công việc bảo vệ hiện trường chỉ kết thúc khi có lệnh của Trưởng ban điều tra.
Phần 3 Những điểm lưu ý khi bảo vệ một loại hiện trường
PHẦN III: NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI BẢO VỆ MỘT LOẠI HIỆN TRƯỜNG.
1- Hiện trường có người chết hoặc bị thương:
Nếu có người bị thương thì khẩn cấp đưa đi cấp cứu, đồng thời ghi nhận lại vị trí, tư thế, trạng thái lúc phát hiện ( dùng phấn vẽ, ghi chép,…).
- Đối với trường hợp nạn nhân đang ở trạng thái treo cổ. Nếu nhận thấy còn có thể cấp cứu được thì nhanh chóng cắt đứt dây hạ nạn nhân xuống, nhưng phải chú ý: cắt dây phải tránh nút buộc, giữ nguyên trạng thái nút thắt, ghi nhận vị trí nút buộc, khoảng cách từ mặt đất đến chân nạn nhân, từ nút thắt đến điểm treo, cách thức buộc, số vòng ( nếu có), ghi nhận mọi dấu vết, đồ vật có trong nhà, xung quanh nạn nhân.
- Đối với trường hợp chết dưới nước không được dùng câu liêm để móc, kéo nạn nhân dễ gây dấu vết mới.
- Đối với trường hợp chết do sử dụng vũ khí phải bảo vệ hiện trường ở phạm vi rộng ( vì tính đến đường đạn bắn xa), không được sờ mó đến tang vật (súng đạn), nếu phát hiện đầu đạn, vỏ đạn phải đánh dấu, khoanh tròn.
2- Hiện trường cháy:
Việc bảo vệ hiện trường cháy thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố :
- Nhiều người xem và tham gia cứu chữa.
- Tình trạng hiện trường hỗn loạn khó kiểm tra, kiểm soát.
- Hiện trường bị thay đổi nghiêm trọng.
- Người chữa cháy do vội vàng không còn nhớ những động tác khi chữa cháy (ngắt cầu dao, công tắc điện,…).
Vì vậy khi bảo vệ hiện trường cháy phải khi nhận được những người tham gia chữa cháy cũng như thay đổi do cứu chữa cháy gây ra.
Phạm vi bảo vệ phụ thuộc vào :
+ Vị trí, khu vực cháy, phạm vi lan rộng.
+ Mức độ thiệt hại xảy ra.
+ Bảo vệ hệ thống điện như : cầu dao, cầu chì, rờ le, dây dẫn,… không để phá huỷ.
Đồng thời phải ghi nhận những tin sau đây để cung cấp cho cơ quan điều tra :
+ Tin người báo cháy, thời điểm nhận tin.
+ Thời điểm phát hiện cháy.
+ Nơi cháy đầu tiên.
+ Điểm cháy mạnh nhất.
+ Diển biến vụ cháy, hướng cháy và phạm vi lan rộng.
+ Màu sắc, mùi, độ bốc cao, hình thù của khói lửa.
+ Tình trạng cửa kính, cửa sổ.
+ Hướng gió, tốc độ gió.
+ Tình trang của hệ thống báo cháy (nếu có lắp đặt).
Sau khi chữa cháy xong, yêu cầu mọi người ra khỏi khu vực cháy để còn bảo vệ hiện trường.
3- Hiện trường trộm:
Đối với hiện trường này ta thường gặp 3 loại sau :
- Trộm cạy khoá (dùng sức lực và dụng cụ đa dạng để thực hiện).
- Trộm mở khoá (dùng chính bản thân chìa khoá đó hay chìa khoá khác, chìa khoá vạn năng).
- Trộm leo tường ( dùng địa hình, địa vật, địa thế sẳn có để trèo,leo vào. Ví dụ: qua lỗ thông gió, mái nhà,…).
Đối với các vụ trộm theo 3 dạng này, ngoài những nguyên tắc cơ bản đã nêu ở các phần trên cần chú ý :
+ Mở rộng phạm vi bảo vệ sang các phòng nơi nghi vấn thủ phạm hành động.
+ Chú ý bảo vệ các đường vào, đường ra của thủ phạm.
+ Không để bất cứ ai vào hiện trường thử khoá, đóng, mở khoá.
+ Bảo vệ dấu vết ngoài trời, chú ý dấu vết nguồn hơi để lại như : quần áo, găng tay, khăn,…
+ Lưu ý nơi thủ phạm có thể ẩn náo từ trước.
4- Hiện trường tai nạn, sự cố kỹ thuật và hư hỏng máy móc:
Ngoài những biện pháp cơ bản chung đã nêu, cần chú ý một số điểm sau :
- Ngăn chặn sự cố lan rộng, loại trừ những thiệt hại do phản ứng dây chuyền.
- Xác định những máy móc thiết bị , khu vực nào là trọng tâm của sự cố, nơi có nhiếu dấu vết để bảo vệ cho phù hợp. Thiết lập những khu vực cấm, vành đai để bảo vệ.
- Ngăn ngừa những hành động xoá dấu vết hoặc thay đổi vị trí nhằm che dấu phạm tội.
- Bảo vệ các tài liệu kỹ thuật có liên quan đến sự cố máy móc.
- Giúp cơ quan Công an xác định những nhân chứng.
5- Hiện trường các vụ truyền đơn, khẩu hiệu phản động:
Cần lưu ý :
- Giữ nguyên hiện trường bằng cách chăng dây, cắm biển không cho ai qua lại.
- Che đậy, thu giữ hoặc bảo vệ tại chổ. Tuy nhiên phải trách phá hoại các dấu vết xung quanh nơi có khẩu hiệu truyền đơn như : dấu chân, dấu giày dép, tóc, phấn, mực, sơn, hồ dán,…
- Nắm dư luận quần chúng để xác minh đối tượng nghi vấn, nếu có phải kịp thời báo cáo cho cơ quan Công an.
Trên đây là một số hiện trường thường gặp. Công tác bảo vệ hiện trường được thực hiện tốt hay không còn tuỳ thuộc vào khả năng tư duy của mỗi người. Nội dung trên đây có tác dụng làm nền tảng cho công tác bảo vệ, giúp cho công tác điều tra của cơ quan Công an đạt kết quả nhanh chóng kết luận vụ việc, tìm ra thủ phạm.
Phương pháp xử lý một số tình huống cá biệt, trong công tác bảo vệ
Trong công tác bảo vệ có rất nhiều tình huống có thể xảy ra mà nhân viên bảo vệ cần phải xử lý. Do đó nhân viên bảo vệ cần phải có một kiến thức cơ bản để xử lý tình huống cho thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất về sự an toàn cho tài sản và con người của khách hàng.
1. Xảy ra đánh nhau tại Mục tiêu:
a. Lý do: Có rất nhiều lý do.
b. Cách giải quyết:
- Dùng toàn bộ lực lượng bảo vệ chia đám đông ra làm 2 phía.
- Dùng lý lẽ để lập lại trật tự của đám đông.
- Yêu cầu từng bên rời khỏi mục tiêu.
- Xem trong hai phía ai là người đức đầu.
- Báo cho đơn vị chủ quản biết.
- Mời những người đức đầu của hai bên vào họp giải quyết với đơn vị chủ quản.
- Giải tán dần đám đông.
- Báo cho Công ty biết bằng điện thoại sau đó viết báo cáo chi tiết sự việc gửi các bên có liên quan.
- Nếu xảy ra xô xát lớn gọi điện thoại cho cảnh sát và phải thông báo cho họ biết các thông tin sau:
+ Xảy ra ở đâu.
+ Thời gian nào.
+ Nguyên nhân, lý do.
+ Tình trạng hiện tại.
+ Thiệt hại (nếu có).
+ Cho biết số điện thoại của mục tiêu.
+ Phải đợi cho Đội cảnh sát có câu trả lời mới được cắt máy.
+ Nhân viên bảo vệ phải hết sức đoàn kết.
Chú ý:
- Nhân viên bảo vệ cần hết sức bình tĩnh, mềm dẻo trong xử lý nhưng phải cương quyết thể hiện sức mạnh..
- Phòng chống kẻ gian lợi dụng lúc lộn xộn đột nhập vào mục tiêu.
- Phòng chống những kẻ lợi dụng vụ việc để phá hoại.
- Nếu có người bị thương phải đưa đi cấp cứu ngay.
- Nếu xảy ra vụ việc lớn phải bảo vệ hiện trường để phục vụ cho công tác điều tra.
- Chú ý vấn đề phòng vệ chính đáng nếu có xảy ra vụ việc đánh nhau.
2. Xảy ra vụ việc có người bị thương cấp cứu hoặc bị chết:
a. Lý do: Có rất nhiều lý do.
b. Cách giải quyết với người bị thương đi cấp cứu.
- Gọi điện thoại đến trung tâm cấp cứu báo cho họ biết:
+ Tên, địa chỉ toà nhà.
+ Đường đến gần nhất.
+ Thông báo tầng nào, phòng nào trong toà nhà.
+ Tên của người cấp cứu.
+ Tính chất mức độ của sự việc và tình trạng của bệnh nhân.
+ Cho biết số điện thoại của mục tiêu
(Không được cúp máy khi chưa có sự phản hồi của bệnh viện)
- Thông báo cho người quản lý và lực lượng bảo vệ toà nhà được biết cử người vào đón và hộ tống bác sỹ đến chỗ bệnh nhân được nhanh chóng.
- Phải có người trực thang máy để phụ giúp đưa bệnh nhân xuống được nhanh chóng.
- Nếu nhân viên bảo vệ đã được huấn luyện thì sơ cứu cho bệnh nhân nhưng không được di hcuyển bệnh nhân trừ khi thấy xuất hiện nguy hiểm hay vết thương càng trầm trọng. Không được cho uống thuốc lung tung khi không có hiểu biết.
- Báo cáo cho đơn vị chủ quản và Công ty được biết bằng điện thoại sau đó bằng văn bản.
c. Cách giải quyết khi có người chết tại Mục tiêu
- Bảo vệ hiện trường.
- Không cho đám đông hiếu kỳ xâm nhập vào mục tiêu để xem.
- Báo cảnh sát địa phương.
- Lập biên bản sự việc, báo về Công ty bảo vệ.
- Cố gắng phát hiện những tang chứng, vật chứng hoặc những người tình nghi.
- Giúp đỡ công an trong công tác điều tra.
- Giải quyết xác nạn nhân sau khi điều tra hiện trường kết thúc.
3. Trường hợp nhận được điện thoại doạ đánh bom toà nhà:
a. Cố gắng duy trì thời gian cuộn nói chuyện với kẻ đe doạ đánh bom toà nhà. Qua đó khai thác càng nhiều thông tin càng tốt.
- Khi nào bom nổ.
- Nơi đặt bom.
- Hình dáng quả bom thế nào.
- Nguyên nhân gì sẽ nổ.
- Xác định người gọi đã đặt bom chưa? Tại sao?
b. Ghi lại thời gian các cuộc gọi, tên người gọi, những âm thanh nghe được trong điện thoại liên quan đến việc xác định được địa chỉ người gọi.
c. Nếu có bất kỳ vật thể nào bị nghi ngờ là bom thì không được đụng đến. Di chuyển mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm và báo cho người quản lý toà nhà biết.
d. Gọi điện thoại báo cho cong ty bao ve và các cơ quan chức năng đến xử lý.
4. Trường hợp bắt được kẻ gian trong mục tiêu:
Khi bắt được kẻ gian trong mục tiêu các nhân viên bảo vệ cần có các bước giải quyết như sau:
- Bảo vệ hiện trường.
- Phát hiện và bảo quản các vật chứng.
- Giữ lại các nhân chứng.
- Kiểm soát chặt chẽ không cho kẻ gian trốn thoát.
- Mời người đại diện của đơn vị chủ quản ra làm chứng.
- Lập biên bản:
Yêu cầu ghi rõ trong biên bản:
- Ngày, giờ xảy ra vụ việc.
- Địa điểm xảy ra vụ việc.
- Tên, tuổi, quê quán, địa chỉ thường trú, tạm trú của người phạm tội.
- Nội dung vi phạm, ghi rõ đặc điểm của các vật chứng và tên, tuổi nơi công tác của người làm chứng.
- Thiệt hại của vụ việc.
- Hướng xử lý.
- Có đủ chữ ký của người vi phạm, người làm chứng và người lập biên bản.
Sau đó:
- Giải tán đám đông.
- Phòng chống kẻ xấu lợi dụng lộn xộn đột nhập vào mục tiêu.
- Giải người phạm tội đến cơ quan công ankèm theo biên bản, tang chứng, vật chứng, nhân chứng.
- Nếu vụ việc lớn mời Cảnh sát đến làm việc trực tiếp để thuận lợi cho việc điều tra sau này.
5. Trường hợp người lạ vào mục tiêu:
Nếu phát hiện thấy người lạ đột nhập vào mục tiêu, nhân viên bảo vệ phải làm như sau:
- Dùng hiệu lệnh yêu cầu người lạ đứng lại.
- Tiến gần đến người lạ đồng thời bó mật quan sát, đánh giá:
+ Trang phục.
+ Tác phong.
+ Thái độ.
+ Tuổi tác.
+ Các vật dụng mang theo.
- Lịch sự hỏi người lại:
+ Tên người lạ.
+ Cơ quan công tác.
+ Mục đích, lý do vào mục tiêu.
+ Vào bằng con đường nào, lúc nào.
+ Cần gặp ai (Bí mật kiểm tra những thông tin vừa được cung cấp và những biển hiện bên ngoài của người lạ)
a. Nếu người lạ là người đến liên hệ công tác.
- Giải thích, chỉ đường cho họ đến nơi cần đến.
- Yêu cầu họ thực hiện đúng các nội quy của đơn vị chủ quản như đeo thẻ, đội mũ bảo hiểm, đi giày bảo hộ, thực hiện đúng các yêu cầu về an toàn lao động và các thủ tục khác như đăng ký tên vào sổ ngoài cổng chính, …
b. Nếu người lạ là người xâm nhập bất hợp pháp:
- Yêu cầu họ vào phòng bảo vệ làm việc.
- Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân.
- Lập biên bản.
- Điều tra xem nguyên nhân, động cơ mục đích của vào mục tiêu để làm gì?
- Tuỳ tính chất vụ việc báo chủ quản hay báo cho Công an địa phương biết.
Yêu cầu:
- Nhân viên bảo vệ phải giữ đúng khoảng cách an toàn với người lạ.
- Làm việc lịch sự nhưng cương quyết.
- Đặc biệt cảnh giác với các hành động của người lạ, sẳn sàng chống trả những hành động vũ lực của họ.
- Kiểm soát chặt chẽ các hành vi thái độ của người lạ không chọ họ có cơ hội tẩu thoát.
6. Có xảy ra vụ việc ngoài mục tiêu
Nếu phát hiện có vụ việc như xô xát, đánh nhau, đua xe, cờ bạc, … ngoài mục tiêu nhân viên bảo vệ cần làm như sau:
- Thông tin cho toàn bộ nhân viên bảo vệ tại mục tiêu biết được sự việc.
- Chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
- Kiểm tra lại hoạt động của công cụ hỗ trợ.
- Kiểm soát chặt chẽ các lối ra vào.
- Không được nhìn ngó ra ngoài.
- Tăng cường lực lượng ở các vị trí trọng yếu.
- Không được rời vị trí khi không có yêu cầu (của ca trưởng, tổ trưởng).
- Phòng chống người lạ tràn vào mục tiêu.
- Phòng chống kẻ gian lợi dụng lộn xộn đột nhập vào mục tiêu.
- Báo cho Công an địa phương biết (bằng điện thoại).
- Nếu có khả năng thì có thể giúp đỡ giải quyết vụ việc (rất hạn hữu)
Phương pháp xử lý tình huống: Bắt được kẻ gian đột nhập tòa nhà đang được bảo vệTrong khuôn khổ bài này, người viết xin giới thiêu Phương pháp xử lý tình huống khi bảo vệ bắt được kẻ gian đột nhập vào mục tiêu là Tòa nhà đang được bảo vệ:Tình huống:- Lợi dụng mưa to sấm chớp và cúp điện, Kẻ gian đột nhập bằng cách đi theo cầu thang thoát hiểm lên tầng thượng của tòa nhà, sau đó dùng Kềm cộng lực cắt khóa và cửa sắt để đi xuống các tầng lầu.
- Lợi dụng lúc Camera chưa khởi động kịp sau khi cúp điện kẻ gian đã đột nhập vào trong tòa nhà.
- Do cảnh giác, bảo vệ đã đi tuần lên các lầu trên và phát hiện có người đột nhập và truy đuổi, một mặt thông báo cho các nhân viên tầng dưới vây bắt khi kẻ gian muốn chạy xuống tầng dưới theo lối thoát hiểm.
- Trước sự vây bắt của tòa bộ nhân viên đang trực đêm trong tòa nhà, kẻ gian đã chịu bị bắt.
Phương pháp xử lý:- Bảo vệ đưa kẻ gian xuống phòng trực và lập Biên bản vụ việc, yêu cầu kẻ gian ký vào Biên bản.
- Bảo vệ thông báo cho công an phường về vụ việc có kẻ gian đột nhập
- Bảo vệ hiện trường và các vật chứng để phục vụ việc điều tra sau này của công an.
- Giám sát chặt chẽ không để kẻ gian trốn thoát.
- Mời người đại diện của Ban quản lý tòa nhà làm chứ
Thông tin khác
Tin nội bộ
Tài liệu
tin tức mới
Video 3
Video 2
Sản Xuất Carton
|